Câu hỏi :
+ Tôi muốn ly hôn đơn phương nhưng có những thắc mắc sau, mong luật sư giải đáp giúp.Hộ khẩu của tôi và các con ở quận Thanh Xuân – Hà Nội, còn hộ khẩu của chồng tôi ở Hưng Hà – Thái Bình. Khi gửi đơn xin ly hôn đơn phương, tôi phải gửi cho tòa án nơi nào? Photo hộ khẩu nào ?
+ Tôi có 1 bé trai 1 tuổi, theo luật là mẹ nuôi. Nhưng còn cháu lớn 3 tuổi lại là con gái, việc tắm rửa, thay đồ, giáo dục tâm sinh lý, dạy con nữ công gia chánh hay làm đẹp bố cháu ko làm đc, thậm chí ngay cả việc cho cháu ăn thì bố cháu cũng ko làm đc nên tôi muốn nuôi cả cháu gái. Nếu chồng tôi ko chấp nhận giao cả 2 con cho tôi nuôi, liệu tôi có thể giành quyền nuôi cả bé gái không?
+ Sau khi ly hôn, có khả năng rất cao là chồng tôi sẽ ko chu cấp nuôi con như thỏa thuận hay phán quyết tòa án vì chồng tôi là người thường xuyên dối trá, diễn kịch khi có ng khác và trở mặt khi chỉ có 2 người. Liệu pháp luật có những chế tài gì để xử lý việc này không ?

Luật sư tư vấn :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới công ty luật TGS,với câu hỏi của bạn sau khi phân tích luật sư xin tư vấn thủ tục ly hôn nhanh cho bạn như sau :
Cũng như thống nhất với bạn, điều quan trọng và hơn hết làm sao hiện giờ bạn nên thu xếp gặp gỡ trực tiếp với chồng để 2 bên cùng trao đổi và phân tích cho rõ các vấn đề giữa 2 người, để qua đó giữa 2 người về với nhau cùng chung sống hòa thuận.
Nếu trong trường hợp xấu nhất, nếu bạn đã bằng mọi cách mà đã không thuyết phục và thương thảo với chồng bạn được, thì mới nghĩ đến cách cuối cùng là Chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa 2 người ("Ly hôn") để Giải phóng cho nhau.
Để thuận tiện cho bạn làm việc, Tuấn cũng muốn trao đổi với bạn và cần nắm được, chuẩn bị, cung cấp các giấy tờ, hồ sơ như sau :
Thứ nhất : Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
+ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
+ Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Thứ hai: Đơn Phương Ly hôn (chỉ có 1 trong 2 bên đồng ý ký trên Đơn xin Ly hôn):
+ Bản sao giấy chứng minh thư hoặc hộ chiếu (của vợ - chồng).
+ Bản sao hộ khẩu có chứng thực.
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc).
+ Bản sao Giấy khai sinh của các con.
+ Giấy xác nhận cư trú của bị đơn (tức của chồng của bạn) (Xác nhận của công an phường, xã nơi bị đơn đang cư trú).
+ Giấy tờ có liên quan Chứng minh nguồn thu nhập của bạn (Xác nhận bảng lương, Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng....) ---> Làm căn cứ để đảm bảo quyền lợi nuôi con sau này khi Tòa án xem xét chấp nhận quyền nuôi con của Bạn;
+ Giấy tờ chứng minh thông tin chỗ ở hiện tại của bạn (KT3, xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường và/hoặc Hợp đồng thuê nhà...);
+ Giấy tờ chứng minh thông tin chỗ ở hiện tại của chồng bạn (KT3, xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường...).
Trường hợp của bạn, bạn nộp hồ sơ và sử dụng hộ khẩu như sau :
+ Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn (là chồng của bạn).
+ Trường hợp bạn nộp đơn xin ly hôn đơn phương tòa án yêu cầu bổ sung hộ khẩu thì bạn cung cấp hộ khẩu của bạn. Nếu bạn đã đăng ký cư trú tại nhà Chồng bạn thì bạn có thể xuất trình giấy tờ về việc đăng ký cư trú đó.
Thứ ba : Quyền nuôi con theo Điều 81, luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định.
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi cả 2 con nếu các bạn tự thoả thuận hoặc nếu việc đó mang lại quyền lợi về mọi mặt cho con.
Xem thêm : Mẫu đơn ly hôn viết sẵn
Thứ tư : Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn .
1.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3.Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Trong trường hợp chồng bạn, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại điều 119, luật hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng :
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Thứ năm : Chế tài xử lý đối với người từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:
+ Theo Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi “Không thực hiện công việc phải làm, theo bản án, quyết định” sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Bên cạnh đó, Điều 186, bộ luật hình sự 2015 quy định: Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trân thành cảm ơn quý khách :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết ly hôn hãy tham khảo ngay Dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và Tư vấn giải quyết ly hôn nhanh tại Hà Nội của TGS.
Hãy gửi yêu cầu để Luật Sư Văn Phòng Luật Sư TGS Law tư vấn miễn phí nhanh nhất !