dịch vụ ly hôn

dịch vụ ly hôn

Giành quyền nuôi con - Chi tiết tin

Giành quyền nuôi con ngoài giá thú

1/10/2020 2:24:27 PM

Theo Luật Hôn nhân và gia đình, thì mối quan hệ vợ chồng được xác lập khi bước vào thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của hai vợ chồng

Con ngoài giá thú là khái niệm không được cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản luật khác có liên quan. Tuy nhiên, nó không còn là vấn đề xa lạ đối với chúng ta, và những vấn đề xoay xung quanh việc nuôi con ngoài giá thú đang rất được xã hội quan tâm.
 
Theo Luật Hôn nhân và gia đình, thì mối quan hệ vợ chồng được xác lập khi bước vào thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của hai vợ chồng. Ngoài ra con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Như vậy, hiểu theo lẽ thông thường thì con ngoài giá thú là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không hợp pháp. Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014
 
Theo đó, nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
 
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
 
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định;
 
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
 
- Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn, người đang có vợ, có chống mà chung sống như vợ chồng với người khác; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chung dòng máu về trực hệ.
 
Và việc kết hôn phải được đăng ký và công nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
 
Nam nữ tổ chức chung sống như vợ chồng không được coi là hôn nhân hợp pháp, con ngoài giá thú xuất hiện trong hai trường hợp:
 
Thứ nhất, hai bên nam nữ chung sống với nhau và có con chung, nhưng cả hai vẫn còn độc thân và chưa đăng ký kết hôn
 
Người nam và người nữ có đủ các điều kiện để đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền nghĩa vụ giữa vợ chồng cũng như quyền và nghĩa vụ đối với tài sản, con cái.
 
Con cái là tài sản quý báu nhất mà cha mẹ có được, con sinh ra hoàn toàn không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ chúng. Đã là bậc làm cha, làm mẹ, mọi người đều có quyền thương yêu, bảo vệ, nâng niu, chăm sóc con. Con trẻ xứng đáng nhận được sự nuôi dưỡng, giáo dục từ cha mẹ. Bố mẹ là những người tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất, để con được vui chơi, học tập như những đứa trẻ khác. Cha mẹ cũng có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
 
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Khi ly hôn, cha mẹ có thể tự thỏa thuận các vấn đề về nuôi con và cấp dưỡng cho con nhưng thỏa thuận không được ảnh hưởng đến lợi ích của con.
 
Thứ hai, có con riêng nhưng một trong hai bên hoặc cả hai bên đã kết hôn
 
Trong trường hợp này, cha mẹ vẫn có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
 
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
 
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
 
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
 
Theo đó, khi chia tay, hai người có quyền thỏa thuận với nhau người nuôi con, đảm bảo quyền lợi cho con. Hoặc nếu có tranh chấp xảy ra về việc giành quyền nuôi con thì lúc này, cần căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan. Bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn viết đơn giành quyền nuôi con
 
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Điều 91 quy định:
 
“1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
 
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
 
Những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con:
 
- Cha, mẹ, con có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình.
 
- Cha, mẹ, con, người giám hộ
 
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
 
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
 
- Hội liên hiệp phụ nữ.
 
Thẩm quyền giải quyết 
 
- Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
 
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết
 
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
 
Không ai sinh ra mà không có quyền được nhận cha mẹ mình vì sinh không phải trong thời kỳ hôn nhân và người là bố mẹ đẻ của con hoàn toàn có quyền nhận nuôi con, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên sau:
 
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
 
- Phá tán tài sản của con;
 
- Có lối sống đồi trụy;
 
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
 
Người bố, người mẹ không thuộc các trường hợp nêu trên thì không ai có quyền hạn chế quyền nuôi con của người đó. Nếu người kia tiếp tục có hành vi ngăn cản việc nhận con, có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi người kia cư trú. Tòa án quyết định người nuôi con căn cứ vào các điều kiện vật chất, tinh thần mà người đó mang lại cho con.
 
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong hai căn cứ sau:
 
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
 
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tag : giành quyền nuôi con

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.8698
  • Email: contact@tgslaw.vn
  • Hotline: 0906.292.569. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
tu van
1371

Tin tức liên quan

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (10/09/2022 09:59:10)

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (04/05/2020 09:40:47)

Muốn giành quyền nuôi con nhưng thu nhập thấp (27/02/2020 09:34:45)

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn (31/12/2019 15:35:33)

Vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con? (15/10/2019 14:53:33)

Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con (23/08/2019 14:28:04)

Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải xử lý như thế nào? (20/08/2019 11:12:06)

Ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng (19/08/2019 16:05:08)

Hướng dẫn viết đơn xin giành quyền nuôi con (17/08/2019 10:52:46)

[Tư vấn] Ly hôn 6 năm có giành quyền nuôi con được không? (23/07/2019 09:41:54)

Thông tin liên hệ

HÀ NỘI:

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 024 6682 8986

TP. HỒ CHÍ MINH:

Địa chỉ: Số 52C Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Q.1, HCM

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 1900 8698

THÁI NGUYÊN:

Địa chỉ: Số 126 A, tổ 7, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên.
Email: contact.tgslaw@gmail.com
Hotline: 0985 890 278
 

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2014 Hãng Luật TGS LAWFIRM.