dịch vụ ly hôn

dịch vụ ly hôn

Giành quyền nuôi con - Chi tiết tin

Tư vấn dành quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn

12/18/2019 4:54:24 PM

Hãng luật TGS tư vấn dành quyền nuôi con khi không có đăng kí kết hôn cho quý khách hàng công ty

Câu hỏi :

Em lấy chồng được 4 năm nhưng không có đăng kí kết hôn,vợ chồng cùng nhau làm lụng, buôn bán và hiện tại đã có một đứa con 3 tuổi.Thời gian gần đây chồng em có bồ nhí và dọn ra ở riêng với người tình,nên em quyết định ly hôn,nhưng khi ra tòa anh ta lại đòi quyền nuôi con.Trong khi công việc anh ta không ổn định và đang dựa dẫm vào người tình của anh ta.Nên em muốn văn phòng luật sư tư vấn giúp em dành quyền nuôi con !

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới công ty luật TGS,với câu hỏi của bạn sau khi phân tích luật sư xin tư vấn thủ tục ly hôn nhanh cho bạn như sau :

Theo như bạn trình bày thì bạn với bố đứa con chưa đăng ký kết hôn, cũng không sống chung như vợ chồng nên sẽ không được pháp luật công nhận 2 bạn là vợ chồng. Nên đứa bé sinh ra là con riêng của bạn, tuy nhiên pháp luật không tước quyền làm cha của đứa bé.          

Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

+ Điều 14 : Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

+ Điều 15 : Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

+ Điều 68 : Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, khi nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà có con thì con sinh ra vẫn có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ và ngược lại.

Theo bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

Điều 27 : Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

+ Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

+ Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

+ Tranh chấp về cấp dưỡng.

+ Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Điều 28: Yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

+ Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

+ Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

+ Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

+ Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định."

Điều 81 : Luật hôn nhân và gia đình quy định.

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Điều 304 : Tội không chấp hành án.

Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Để cấu thành tội này, ngoài hành vi cố ý không chấp hành thi hành quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn, thì còn phải kèm theo điều kiện người không chấp hành đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo đúng quy định của pháp luật mà vẫn không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án. Nhưng thực tế thế nào là “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết” thì chưa có văn bản giải thích rõ, bởi vậy phải căn cứ vào tình hình trên thực tế để quyết định tình tiết này.

Xem thêm : Mẫu đơn ly hôn viết sẵn

Theo quy định tại điều 27, 33, 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại tòa án nơi chồng cũ của bạn cư trú với thủ tục như sau:

Bước 1:bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

Bước 3: Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời gian giải quyết :

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con :

- Đơn khởi kiện (theo mẫu)

- Bản án ly hôn;

- Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ

Trân thành cảm ơn quý khách :

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết ly hôn hãy tham khảo ngay Dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và Tư vấn giải quyết ly hôn nhanh tại Hà Nội của TGS.

 
Hãy gửi yêu cầu để Luật Sư Văn Phòng Luật Sư TGS Law tư vấn miễn phí nhanh nhất !

 

Tag :

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.8698
  • Email: contact@tgslaw.vn
  • Hotline: 0906.292.569. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
tu van
5829

Tin tức liên quan

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (10/09/2022 09:59:10)

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (04/05/2020 09:40:47)

Muốn giành quyền nuôi con nhưng thu nhập thấp (27/02/2020 09:34:45)

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn (31/12/2019 15:35:33)

Vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con? (15/10/2019 14:53:33)

Giành quyền nuôi con ngoài giá thú (06/09/2019 11:07:09)

Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con (23/08/2019 14:28:04)

Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải xử lý như thế nào? (20/08/2019 11:12:06)

Ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng (19/08/2019 16:05:08)

Hướng dẫn viết đơn xin giành quyền nuôi con (17/08/2019 10:52:46)

hair styling cream selena quintanilla hairstyles latex dress how to remove tape in hair extensions diy lace wig installation maryland latex for men

Thông tin liên hệ

HÀ NỘI:

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 024 6682 8986

TP. HỒ CHÍ MINH:

Địa chỉ: Số 52C Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Q.1, HCM

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 1900 8698

THÁI NGUYÊN:

Địa chỉ: Số 126 A, tổ 7, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên.
Email: contact.tgslaw@gmail.com
Hotline: 0985 890 278
 

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2014 Hãng Luật TGS LAWFIRM.