dịch vụ ly hôn

dịch vụ ly hôn

Giành quyền nuôi con - Chi tiết tin

Tư vấn khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn

12/16/2019 5:01:00 PM

Luật sư TGS Law tư vấn khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết như thế nào

Câu hỏi :

Cháu năm nay 16 tuổi, chồng cháu năm nay 18 tuổi, chúng cháu đã tổ chức đám cưới và sống với nhau như vợ chồng. Bọn cháu chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Bây giờ bọn cháu có 1 đứa con 1 tháng tuổi. Bây giờ chúng cháu muốn khai sinh cho con có được không ạ và thủ tục như thế nào !



 

Luật sư tư vấn :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới công ty luật TGS,với câu hỏi của bạn sau khi phân tích luật sư xin tư vấn thủ tục ly hôn nhanh cho bạn như sau.Dựa trên luật hôn nhân và gia đình 2014 có xác định cháu bé là con chung của vợ chồng được sinh ra trước khi kết hôn nhưng được cha mẹ thừa nhận:

Điều 88. Xác định cha mẹ :

1.Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng :

+ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2.Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định :

+ Mọi trẻ em sinh ra có quyền được đăng ký khai sinh, do đó cháu bé hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh.

+ Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha mẹ :

1.Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2.Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

3.Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

4.Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

5.Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

- Theo đó, lúc này, chồng của bạn sẽ điền thông tin vào tờ khai nhận con, và đồng thời xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.

Như vậy, theo các quy định trên thì thủ tục khai sinh cho con không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ cho nên bạn có thể đăng ký khai sinh cho con. Khi khai sinh thì theo quy định của Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục nhận con thì con mới được mang họ cha.

Nếu chồng bạn có yêu cầu được nhận cha, con thì thủ tục được thực hiện như sau tại điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

Điều 12. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con :

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

1.Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2.Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu."

Như vậy, trong trường hợp này, bạn và chồng bạn sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con và thủ tục nhận con đồng thời theo trình tự và những giấy tờ như trên. Thủ tục này bạn và chồng bạn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc chồng bạn cư trú.

Trân thành cảm ơn quý khách :

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết ly hôn hãy tham khảo ngay Dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và Tư vấn giải quyết ly hôn nhanh tại Hà Nội của TGS.

 
Hãy gửi yêu cầu để Luật Sư Văn Phòng Luật Sư TGS Law tư vấn miễn phí nhanh nhất !

 

Tag :

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.8698
  • Email: contact@tgslaw.vn
  • Hotline: 0906.292.569. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
tu van
4648

Tin tức liên quan

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (10/09/2022 09:59:10)

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (04/05/2020 09:40:47)

Muốn giành quyền nuôi con nhưng thu nhập thấp (27/02/2020 09:34:45)

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn (31/12/2019 15:35:33)

Vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con? (15/10/2019 14:53:33)

Giành quyền nuôi con ngoài giá thú (06/09/2019 11:07:09)

Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con (23/08/2019 14:28:04)

Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải xử lý như thế nào? (20/08/2019 11:12:06)

Ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng (19/08/2019 16:05:08)

Hướng dẫn viết đơn xin giành quyền nuôi con (17/08/2019 10:52:46)

Thông tin liên hệ

HÀ NỘI:

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 024 6682 8986

TP. HỒ CHÍ MINH:

Địa chỉ: Số 52C Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Q.1, HCM

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 1900 8698

THÁI NGUYÊN:

Địa chỉ: Số 126 A, tổ 7, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên.
Email: contact.tgslaw@gmail.com
Hotline: 0985 890 278
 

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2014 Hãng Luật TGS LAWFIRM.