dịch vụ ly hôn

dịch vụ ly hôn

Giành quyền nuôi con - Chi tiết tin

Tư vấn thủ tục đòi quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng con sau ly hôn

12/18/2019 1:57:54 PM

Công ty luật TGS LawFirm tư vấn thủ tục đòi quyền nuôi con và Nghĩa vụ cấp dưỡng con sau khi ly hôn là như thế nào

Câu hỏi tư vấn :

Vợ chồng tôi kết hôn và mới sinh được một cháu trai đầu lòng, cháu mới được 18 tháng và đã cai sữa mẹ.Từ khi sinh con, vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn. Nay vợ tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con, công việc cũng như kinh tế của vợ tôi nói riêng và nhà vợ nói chung đều hơn tôi.Vậy trường hợp của tôi thì tôi có được quyền nuôi con không.Nghĩa vụ cấp dưỡng con sau khi ly hôn là như thế nào!

Luật sư tư vấn :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới công ty luật TGS,với câu hỏi của bạn sau khi phân tích luật sư xin tư vấn thủ tục ly hôn nhanh cho bạn như sau :

Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trông nom, chăm sóc con sau ly hôn:

Điều 81.Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn :

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp  với lợi ích của con

+ Như vậy có thể thấy, con bạn thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi, chiếu theo khoản 3 Điều 81 nếu trên thì vợ bạn có quyền nuôi con sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ bạn không đủ điều kiện để nuôi con.

Theo như thông tin bạn trao đổi thì kinh tế của vợ và nhà vợ bạn đều tố hơn bạn. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải chứng minh được khả năng kinh tế cũng như môi trường giáo dục sẽ tốt hơn khi con ở với bạn.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật HN&GĐ

Điều 82.Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn :

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

+ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Sau khi ly hôn, tòa án xét xử con bạn ở với ai thì người còn lại phải tôn trọng quyền của con, không được cản trở người còn lại đến thăm con và cấp dưỡng cho con. Về mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 như sau:

Điều 116.Mức cấp dưỡng theo quy định :

+ Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

+ Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

+ Mức cấp dưỡng pháp luật ưu tiên để các bên tự thỏa thuận, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng không được đòi hỏi quá đáng mà còn phụ thuộc thu nhập của người không trực tiếp nuôi con, môi trường sinh hoạt và học tập tại nơi con bạn sinh sống.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của quý khách hàng, không áp dụng với từng vụ việc/án của từng quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua Tổng đài: 1900 8698 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn,hỗ trợ từ Công ty Luật TGS.

Trân thành cảm ơn quý khách :

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết ly hôn hãy tham khảo ngay Dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và Tư vấn giải quyết ly hôn nhanh tại Hà Nội của TGS.

 
Hãy gửi yêu cầu để Luật Sư Văn Phòng Luật Sư TGS Law tư vấn miễn phí nhanh nhất !

 

Tag :

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.8698
  • Email: contact@tgslaw.vn
  • Hotline: 0906.292.569. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
tu van
2005

Tin tức liên quan

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (10/09/2022 09:59:10)

Thay đổi người trực tiếp nuôi con (04/05/2020 09:40:47)

Muốn giành quyền nuôi con nhưng thu nhập thấp (27/02/2020 09:34:45)

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn (31/12/2019 15:35:33)

Vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con? (15/10/2019 14:53:33)

Giành quyền nuôi con ngoài giá thú (06/09/2019 11:07:09)

Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con (23/08/2019 14:28:04)

Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải xử lý như thế nào? (20/08/2019 11:12:06)

Ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng (19/08/2019 16:05:08)

Hướng dẫn viết đơn xin giành quyền nuôi con (17/08/2019 10:52:46)

Thông tin liên hệ

HÀ NỘI:

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 024 6682 8986

TP. HỒ CHÍ MINH:

Địa chỉ: Số 52C Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Q.1, HCM

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 1900 8698

THÁI NGUYÊN:

Địa chỉ: Số 126 A, tổ 7, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên.
Email: contact.tgslaw@gmail.com
Hotline: 0985 890 278
 

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2014 Hãng Luật TGS LAWFIRM.