Căn cứ pháp lý: Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn đơn phương khi chồng có hành vi bạo hành bao gồm:
+ Khi vợ yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi người vợ bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của người vợ.
2. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/ huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú và làm việc
Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;
Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
3. Hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị
+ Đơn xin ly hôn
+ Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
+ CMDN hoặc căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của các con (nếu có)
+ Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực)
+ Các tài liệu chứng cứ khác chứng minh tài sản của vợ chồng (GCNQSDĐ (sổ đỏ), đăng ký xe, sổ tiết kiệm…)
Ngoài ra có thể cung cấp thêm chứng cứ chứng minh hành vi bạo hành của chồng để thuận tiện cho việc đơn phương ly hôn ( Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 97, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó có thể cung cấp hình ảnh, video hoặc yêu cầu người làm chứng để có căn cứ ly hôn.
Công ty Luật TGS cung cấp Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh và Dịch vụ giải quyết ly hôn trọn gói. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.8698 để biết thêm chi tiết