Câu hỏi của khách hàng cần tư vấn tại Quận Nam Từ Liêm :
Thưa Luật sư,tôi ở Nam Từ Liêm muốn ly hôn đơn phương, Luật sư giải đáp giúp tôi về căn cứ và đơn ly hôn đơn phương cần có những nội dụng gì và thủ tục ly hôn tại Tòa án Nam Từ Liêm như thế nào !
Luật sư TGS hỗ trợ tư vấn thủ tục ly hôn :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Có hai hình thức ly hôn: Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Cụ thể trong trường hợp này bạn lựa chọn hình thức thứ hai để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của mình.

Ảnh minh họa - Mẫu đơn ly hôn tại Quận Nam Từ Liêm
1.Căn cứ vào thủ ly hôn đơn phương tại quận Nam Từ Liêm :
Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Dựa vào những quy định trên, để xin Ly hôn đơn phương hôn bạn cần có một trong các căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thực tế cho thấy hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng có thể dễ xác định được, nhưng vấn đề đặt ra ở đây: Khi nào được coi là tình trạng hôn nhân lâm vào trầm trọng? Cơ sở nào cho việc xác định đời sống chung không thể kéo dài? Hay như thế nào là mục đích hôn nhân không đạt được?
Tình trạng hôn nhân lâm vào trầm trọng khi :
+ Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, người nào biết bổn phận người đó, bỏ mặc người còn lại muốn ra sao thì ra, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
+ Vợ, chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ, chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
+ Việc nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng và thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau.
+ Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Quy định của pháp luật là như vậy nhưng khi áp dụng các căn cứ ly hôn còn nhiều bất cập, vướng mắc vì các quy định này còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết, thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào thẩm phán. Nội dung căn cứ ly hôn chưa được định lượng nên nhận định của thẩm phán khi giải quyết vụ việc có thể sẽ khác nhau, có thể cùng một hiện tượng nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hướng giải quyết vụ việc cũng khác nhau.
Ngoài ra, khi xem xét vụ việc thực tiễn mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định nhưng các Tòa án thường đánh giá ly thân là một trong các căn cứ để giải quyết cho ly hôn
2.Hồ sơ ly hôn đơn phương tại quận Nam Từ Liêm gồm:
+ Đơn ly hôn;
+ Giấy chứng nhận kết hôn bản chính;
+ Bản sao giấy khai sinh của con;
+ Bản sao công chứng hộ khẩu của vợ chồng kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc xác nhận tạm trú của Công an xã (phường) nơi vợ (chồng) cư trú;
+ Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân(hộ chiếu) của vợ(chồng) kèm theo bản chính để đối chiếu;
+ Biên bản hòa giải ở xã(phường) về việc ly hôn (nếu có);
3.Hướng dẫn điền Mẫu đơn ly hôn :
Đơn xin ly hôn có thể viết tay hoặc đánh máy chỉ cần đầy đủ nội dung thì khi gửi lên Tòa án nhân dân đều được chấp nhận.
Nội dung đơn ly hôn phải có đầy đủ như sau :
+ Họ tên, thông tin người viết đơn, thông tin của bị đơn.
+ Nội dung xin ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn .... Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.
+ Về con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…, nguyện vọng và để nghị nuôi con .... Nếu chưa có con chung ghi chưa có.
+ Về tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia ... và Nếu không có tài sản chung ghi không có.
+ Về nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.
Mẫu đơn xin ly hôn tại quận Nam Từ Liêm mới nhất :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN LY HÔN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN……………………………………………………………...
Tôi tên :....................................................... năm sinh :..............................................................
CMND (Hộ chiếu) số:: ................................ ngày và nơi cấp : .................................................
Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc).............................................................................................
Xin được ly hôn với: .................................. năm sinh :..............................................................
CMND (Hộ chiếu) số:................................ ngày và nơi cấp :.....................................................
Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) ........................................................................................................
* Nội dung xin ly hôn: (Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn .... Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.).
* Về con chung: (Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con .... Nếu chưa có con chung ghi chưa có).
* Về tài sản chung: (Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia ... và Nếu không có tài sản chung ghi không có).
* Về nợ chung: (Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có).
Xin trân trọng cảm ơn!
.................. Ngày ........... tháng........... năm........
Người làm đơn
(Ký tên - Ghi rõ họ và tên)
4.Thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án Nhân dân Quận Nam Từ Liêm :
Bước 1: Nộp hồ sơ và tạm ứng án phí.
Bước 2: Toà án phải tiến hành hoà giải.
+ Nếu người yêu cầu ly hôn rút đơn à Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
+ Nếu người yêu cầu ly hôn không rút đơn
+ Hòa giải thành à Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành.
+ Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
+ Hòa giải không thành Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
5.Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn tại Quận Nam Từ Liêm :
Theo quy định Luật Hôn nhân gia đình, vợ hoặc chồng nộp đơn xin đơn phương ly hôn đến Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, tức là nơi mà bên không đồng ý ly hôn đang sinh sống.
+ Sau 05 ngày nhận đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý vụ án đơn phương ly hôn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện phải nộp biên lai lại và chờ Tòa án thụ lý vụ án. Thời gian giải quyết là 04 tháng, trường hợp vụ việc phức tạp cần thời gian để tìm tài liệu, chứng cứ thì không được kéo dài quá 02 tháng.
+ Trên thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương có thể bị kéo dài phụ thuộc vào sự hợp tác của đối phương. Đối phương có quyền trì hoãn hoặc không xuất hiện ở phiên Tòa khiến thời gian ly hôn đơn phương kéo dài hơn dự định.
Trong trường hợp đối phương cố tình trốn tránh thì chủ đơn có quyền cung cấp tài liệu hay chứng cứ chứng minh cuộc hôn nhân này không hạnh phúc, có hành vi bạo lực gia đình hoặc ngoại tình,… Tòa án có thể dựa vào những bằng chứng này để ra quyết định và rút ngắn thời gian ly hôn đơn phương.
Trân thành cảm ơn quý khách :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ giải quyết ly hôn tại Hà Nội của TGS chúng tôi.
>>Tải Đơn ly hôn đơn phương
>> Tải đơn ly hôn thuận tình
Công ty luật TGS LAW cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh ở quận,huyện Hà Nội
Hãy gửi yêu cầu để Luật Sư Văn Phòng Luật Sư TGS Law tư vấn miễn phí nhanh nhất !