dịch vụ ly hôn

dịch vụ ly hôn

Tin tức hoạt động - Chi tiết tin

Luật sư trả lời VTV3 về việc xử phạt hành vi Thách cưới và Mang thai hộ

9/4/2020 9:22:26 AM

Nghị định 82 điều chỉnh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay, chẳng hạn như hành vi Thách cưới và Mang thai hộ vì mục đích thương mại

Trong năm 2020, có nhiều các Nghị đính mới tiến bộ được ban hành và có hiệu lực, trong đó Nghị định 82 là một trong những Văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm và đánh giá cao, bởi nó điều chỉnh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay, chẳng hạn như hành vi “ Thách cưới (Yêu sách cản trở việc kết hôn)” và “ Mang thai hộ vì mục đích thương mại ”.

Đài Truyền hình Việt Nam VTV3 đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh - Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) xoay quanh vấn đề này. Buổi trao đổi phát sóng vào lúc 07h00 ngày 21/07/2020 trên kênh VTV3 trong chương trình "Café sáng với VTV3" 

1. Hành vi thách cưới (yêu sách của cải trong kết hôn) Nghị định 82 có hiệu lực từ ngày 1/9/2020. Có phải cứ thách cưới là bị phạt?

Có phải cứ thách cưới là bị phạt Có phải cứ thách cưới là bị phạt[/caption]

Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh, Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Việc thách cưới là một phong tục tập quán từ nước ta đã lâu, nó được coi là là một nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa tốt đẹp. Tiền dẫn cưới được coi như là một lời cảm ơn tới nhà gái đã công sinh thành, nuôi dưỡng chăm sóc người con dâu của nhà trai, số tiền này cũng là để dành cho người con dâu chăm lo cho bản thân mình, chuẩn bị cho đám cưới sắp tới.

Tuy nhiên, không ít những trường hợp các gia đình lợi dụng phong tục này để nhằm kiếm lợi hoặc cản trở hôn nhân, đặc biệt trong thời đại hiện nay, giới trẻ được tự do luyến ái, tìm hiểu lẫn nhau nhưng lại không được sự đồng thuận của gia đình hai bên.

Điều này trái với quy định pháp luật, vốn luôn khuyến khích áp dụng như việc nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời. Do đó, nhà nước ta đã có những chế tài nhất định để hạn chế việc cản trở hôn nhân này.

Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 5, Luật HNGĐ 2014, Yêu sách của cải trong kết hôn là việc làm bị cấm. Cụ thể theo quy định tại Khoản 2, Điều 55, Nghị định 167/2013, hành vi Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Thực tế, mức xử phạt theo Nghị định 167 trên là quá nhẹ, không thẻ đủ sức để răn đe, hay ngăn chặn các hành vi sẽ xảy ra trong tương lại. Do vậy, đến Nghị định 82 sắp có hiệu lực vào ngày 1/9 tới đây, sẽ có sự gia tăng mức xử phạt đáng kể so với quy định cũ.

Theo đó, điểm đ, Khoản 1, Điều 59, Nghị định 82/2020 quy định xử phạt với hành vi này từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, cũng cần phải có sự nhận định rõ ràng để tránh sư hoang mang trong dư luận. Cần phải hiểu rõ ràng như thế nào là yêu sách của cải trong kết hôn. Theo quy định tại Khoản 12, Điều 3, Luật HNGĐ 2014: “Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.”  Như vậy có nghĩa là pháp luật không cấm việc thách cưới, nhưng chỉ khi nào việc thách cưới trở lên quá đáng, thách cưới với số tiền/tài sản quá lớn so với khả năng và sự chấp thuận của bên kia cảm trở việc kết hôn tự nguyện thì mới là đối tượng bị xử phạt.

2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt? - Theo điều luật nào thì mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt?

Mang thai hộ - Ảnh Internet Mang thai hộ - Ảnh Internet

Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh, Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Việc mang thai hộ là một vấn đề nhạy cảm và gây ra khá nhiều tranh cãi giữa các quốc gia và hệ tư tưởng khác nhau. Bởi lẽ, Cơ thể con người là không phải để cho mượn, cho thuê hay để trao đổi như một món hàng, việc mang thai hộ là đi ngược với quyền, nguyên tắc, hoặc có thể gọi là đi ngược lại với sự tiến hóa, quy luật tự nhiên vè con người. Chưa kể nó còn mang những hệ lụy, những nguy cơ tiềm ẩn khác, chẳng hạn như việc xác định cha mẹ cho người con được sinh ra bằng biện pháp mang thai hộ, lợi dụng mang thai hộ để kinh doanh kiếm lời. Thậm chí còn có nhiều trường hợp các đương dây mua bán người, chăn dắt người mang thai hộ hoặc mang thai hộ bằng biện pháp quan hệ tình dục trực tiếp.

Tại Việt Nam, việc mang thai hộ lại là được phép nếu như vì mục đích nhân đạo. Từ khi Luật HNGĐ năm 2014 ra đời là một tin vui đối với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn không thể có khả năng sinh con, dù đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học. Tuy nhiên, cùng với việc cho phép mang thai hộ, nhiều người nghi ngại về các hệ lụy ngay sau đó, khi nhiều kẻ tìm cách lách luật để biến nó thành một loại hình dịch vụ…

Do đó, cũng có những quy định để điều chỉnh, xử lý với các hành vi trục lợi, mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Về xử lý theo biện pháp hành chính, đối với người thực hiện mang thai hộ, tại Khoản 1, Điều 60, Nghị định 82/2020, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại., đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, đối với người tổ chức thực hiện mang thai hộ sẽ không bị xử lý hành chính mà phải chịu trách nhiệm hình sư. Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật hình sự 2015, Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu như phạm tội đối với 02 người trở lên; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm hoặc Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để phạm tội thì sẽ phải chịu mức phạt lên tới 05 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Tag :

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.8698
  • Email: contact@tgslaw.vn
  • Hotline: 0906.292.569. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
tu van
3582

Tin tức liên quan

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (06/12/2022 11:31:15)

Nhức nhối nạn "Cò mồi lừa đảo" lộng hành ở cổng bệnh viện (04/09/2020 10:05:20)

Nạn nhân lãnh án tù và đền số tiền lớn người đuổi đánh mình (04/09/2020 09:54:31)

Nhận định Luật sư về vụ việc Pate Minh Chay gây ngộ độc hàng loạt (04/09/2020 09:43:45)

Luat TGS đong hanh trong phong chong dich Covid-19 (10/04/2020 16:36:41)

Hãng Luật TGS - Người Bạn Đồng Hành Của Doanh Nghiệp (17/01/2020 09:15:56)

Luật sư TGS trả lời phỏng vấn về Luật Phòng chống tác hại của rượu bia (15/01/2020 16:37:18)

Luật sư Lê Ngọc Khánh trả lời phỏng vấn về những giải pháp giảm xuất ngoại chui (15/01/2020 15:36:07)

Qui định của pháp luật về việc nhận con nuôi (11/01/2020 10:23:52)

Luật sư Nguyễn Đức Hùng tư vấn thủ tục ly hôn (16/12/2019 10:14:18)

hair styling cream selena quintanilla hairstyles latex dress how to remove tape in hair extensions diy lace wig installation maryland latex for men

Thông tin liên hệ

HÀ NỘI:

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 024 6682 8986

TP. HỒ CHÍ MINH:

Địa chỉ: Số 52C Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Q.1, HCM

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Hotline: 1900 8698

THÁI NGUYÊN:

Địa chỉ: Số 126 A, tổ 7, đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên.
Email: contact.tgslaw@gmail.com
Hotline: 0985 890 278
 

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2014 Hãng Luật TGS LAWFIRM.